Ngoài yếu tố thẩm mỹ,
tiện dụng, khi thiết kế tủ bếp, bạn cần quan tâm đến yếu tố an toàn của nó nữa.
Với nhiều gia đình, bếp là không gian sinh hoạt chính, là nơi các thành viên
thường xuyên lui tới, chính vì vậy mà mọi thứ đều phải được sắp xếp, tổ chức 1
cách khoa học.
1. Chiều cao của mặt
bàn bếp
Mặt bàn bếp cao khoảng
82 – 85 (cm), so với mặt sàn nhà là thuận tiện cho các hoạt động được thực hiện
trên bàn. Đó là cách tính chiều cao theo chuẩn chiều cao trung bình của người
Việt Nam nói chung. Nếu bạn có chiều cao đặc biệt (cao hơn hoặc thấp hơn chiều
cao trung bình) thì có thể tính chiều cao mặt bàn tủ bếp như này: Mặt bàn thấp
hơn khuỷu tay người dùng từ 5 đến 10cm là vừa.
|
Chiều cao của mặt bàn bếp khoảng 82 - 85 cm là vừa |
Với vị trí đặt bếp
nấu, phải bố trí sao người nấu có thể quan sát kỹ được thức ăn trong nồi và
thuận tiện cho việc thực hiện các thao tác nấu nướng. Chiều cao của mặt bàn
tủ bếp phải được chọn sao cho hạn chế được việc trẻ em với tới, đặc biệt là vị
trí đặt bếp nấu.
2. Khoảng cách giữa tủ
bếp trên và tủ bếp dưới
Trong thiết kế tủ bếp hiện đại, tủ bếp trên và tủ bếp dưới được đặt trên cùng 1 phía tường, có khoảng
cách nhất định ở giữa (60 -70 Cm), phần không gian giữa 2 tủ phải phù hợp để
các hoạt động của những thiết bị đặt ở bề mặt tủ bếp dưới được diễn ra bình
thường, an toàn. Riêng tại vị trí đặt
bếp nấu, khoảng không gian này phải rộng hơn, sao cho khi đặt máy hút mùi vào
rồi, mặt dưới của máy hút mùi phải cao hơn chiều cao người sử dụng, khoảng cách
an toàn giữa bếp và máy hút mùi từ 60 đến 80cm.
|
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới khoảng 60 - 70 cm |
3. Một vài ngăn tủ nên
có khóa
Với những gia đình có
trẻ nhỏ, bạn nên thiết kế 1 vài ngăn kéo có khóa, những ngăn kéo này là nơi đặt
để các loại hóa chất (chất tẩy rửa) hoặc vật dụng nguy hiểm (dao, kéo, …), khóa
lại ngay khi không sử dụng.
|
Thiết kế 1 vài ngăn tủ có khóa để đồ dùng khi không sử dụng |
4. Dành không gian cho
đường dẫn nước, đường điện
Để đảm bảo tính thẩm
mỹ, đa số đường dẫn nước, đường điện được bố trí khuất bên trong tủ bếp. Bạn
nên dành phần không gian nhất định cho những đường dẫn này để đảm bảo, nếu xảy
ra hỏng hóc, việc sửa chữa được thực hiện dễ dàng, không có vướng mắc gì.
|
Dành không gian cho đường dẫn nước, dẫn điện |
5. Bố trí tủ bếp không
chắn đường gió, ánh sáng vào bếp
Không gian bếp cần
nhiều ánh sáng, khí tự nhiên. Chính vì vậy, nếu có cửa sổ hoặc các đường dẫn
gió, ánh sáng tự nhiên vào bếp, bạn nên lưu ý là không lắp tủ bếp chắn đường
vào của chúng. Điều này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của bạn cũng như các thành
viên trong gia đình nhờ không khí trong nhà bếp trong lành.
|
Bố trí tủ bếp không chắn đường gió, ánh sáng vào bếp |
NỘI THẤT PHÁT HUY
Hotline: 0906 615 266 ( Mr. Phú )
0938 574 974 (Mr. Hữu)
Add: 209 đường số 8, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp. HCM